Tiếp theo kỳ 2 của series 5 hiểu nhầm về việc trân trọng và ghi nhận tại công sở , chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 3 cách hiểu sai thường gặp khi thực hành ghi nhận và trân trọng tại nơi làm việc.
Hiểu nhầm 3. Nói Thank you so much là đủ rồi, cần gì dài dòng
Nếu ai cũng chỉ đơn thuần nói: Cảm ơn, Thanks, Thank you for what you do. Phản ứng tự nhiên của nhiều người là: Cảm ơn vì cái gì? Bạn bạn chẳng hiểu gì về những gì tôi làm cả!- Thanks for what? You don’t even know what I do around here.
Người nhận lời cảm ơn nếu chỉ nghe những lời sáo rỗng, chung chung, thì họ không biết họ được cảm ơn và trân trọng ở điểm gì.
Hãy nhìn nhận lại:
General thank-you means Nothing
Specific thank-you means Everything.
Ghi nhận cần phải cụ thể vào hành động, chứ không thể chung chung nói cảm ơn bạn.
Một sự ghi nhận hành động cụ thể vừa gợi ra đóng góp của hành động đó trong bức tranh lớn, vừa củng cố và khích lệ hành động ấy tiếp diễn.

Hiểu nhầm 4. Phải có dịp đặc biệt thì mới ghi nhận và trân trọng sự cống hiến và đóng góp của nhau.
Nhiều công ty phải đợi đến Ngày tri ân nhân viên, hoặc dịp cuối năm trong phần đánh giá năng lực để đưa ra phản hồi, bày tỏ sự ghi nhận và trân trọng đến nỗ lực của người lao động.
Giả dụ coi đó như là 1 dạng chi phí kinh tế.
Chi phí cơ hội của việc bày tỏ sự ghi nhận đến hành động đẹp của người lao động sau 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm kể từ khi hành động đó diễn ra là bao nhiêu?
Bạn đã để mất đi 3 tháng, 6 tháng đến 1 năm mà ở đó người lao động hoặc đồng nghiệp của bạn đã có thể lặp lại hành động tích cực đó. Đơn giản vì họ đã không biết hành động họ làm có ý nghĩa như thế nào trong bức tranh tổng thể để tiếp tục thực hiện điều tương tự.
Hãy nhìn nhận lại:
Dịp đặc biệt hoặc 1 buổi lễ bày tỏ sự trân trọng và ghi nhận người lao động là quan trọng nhưng sự trân trọng họ ngay tức thời (in-the-moment) còn quan trọng hơn.
Chúng ta cần những sự ghi nhận và trân trọng hành động đẹp ngay tức thì. Những hành động tốt được phát hiện sẽ được khuyến khích lặp đi lặp lại ngay khi người thực hiện nhận biết mình đang đi đúng hướng.

Hiểu nhầm 5: Bày tỏ sự trân trọng và biết ơn lẫn nhau là mùi mẫn và yếu đuối, nó không thuộc về một môi trường làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp.
Cảm thấy biết ơn về hành động của ai đó và bày tỏ ra với người kia tức là ta đang thể hiện sự trân trọng người kia. Đồng thời, khi bản thân mỗi người có cảm giác biết ơn cũng mang 1 tầng nghĩa là thấy mình có giá trị, đáng để cho người đó đã làm gì đó vì mình. Và đó là một nhu cầu chính đáng của con người, chúng ta đều muốn được người khác trân trọng những gì chúng ta làm và con người của chúng ta.
Thực tế, trong công việc khi có nhiều căng thẳng và khó khăn, cảm thấy biết ơn và bày tỏ ra giúp chúng ta định hình lại suy nghĩ, hướng đến những điều tích cực và tốt đẹp. Hơn nữa, thể hiện sự trân trọng tới nhau còn giúp chúng ta tăng cường tin tưởng lẫn nhau và gắn kết với nhau hơn. Một lời cảm ơn và trân trọng có thể tạo động lực và tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội của mình nỗ lực hơn để hoàn thành được mục tiêu của họ.
Hãy nhìn nhận lại:
Một môi trường làm việc tích cực cần có nhiều khoảnh khắc ghi nhận và trân trọng lẫn nhau. Thể hiện sự trân trọng và biết ơn tới đồng nghiệp thực chất đang giúp chúng ta có thêm sức mạnh và sự tự tin để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong công việc.

Kết lại, khi đập tan 5 hiểu nhầm kia của bản thân, bạn có thể bày tỏ sự trân trọng và ghi nhận tới người khác một cách hiệu quả hơn.
Hãy thay đổi thói quen ghi nhận và cảm ơn đồng nghiệp của mình bằng cách
- Cụ thể hơn khi nói lời cảm ơn tới người khác
- Trân trọng không chỉ hành động mà còn nhìn sâu hơn vào giá trị ẩn sau hành động của người đó
- Cảm ơn ngay tức thì hiệu quả hơn là đợi sau một khoảng thời gian dài
- Quan trọng, hãy để lời cảm ơn đó thật sự là lời cảm ơn, bày tỏ sự trân trọng một cách chân thật chứ không phải là một điều bắt buộc, gượng ép.
Nguồn tham khảo:
1, The difference between recognition and appreciation
2, Why We Need Appreciation (Not Just Recognition) at Work