Tiếp theo bài viết đầu tiên của series Những hiểu nhầm về việc trân trọng và ghi nhận tại công sở, chúng ta sẽ cùng nhau đi qua 1 sự hiểu nhầm thường gặp nữa.
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể phần nào tự nhìn nhận lại về cách thức biểu đạt sự trân trọng và ghi nhận của bản thân mình đối với người khác trong công việc cũng như đời sống thường nhật.

Hiểu nhầm 2. Recognition = Appreciation
Ghi nhận là gì? Trân trọng là gì?
Có phải chúng ta chỉ cần ghi nhận những điều đặc biệt, những thành tích xuất sắc vượt mong đợi (going above & beyond) hay không?
Ở nơi làm việc chúng ta còn cần phải ghi nhận và trân trọng những gì ngoài những con số kết quả và thành tựu vượt trội?
Vẫn còn nhiều sự bối rối trong vấn đề ghi nhận và trân trọng người lao động.
Điển hình là sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Recognition và Appreciation vì chúng có thể là giống nhau và đan xen với nhau ở đâu đó. Nhưng hãy làm chúng hiển hiện rõ hơn 1 chút để giúp chúng ta bớt lấn cấn khi không rõ việc ghi nhận hay trân trọng dựa trên những tiêu chí cơ bản gì.
- Recognition - ghi nhận: là đưa ra những phản hồi tích cực dựa trên kết quả và năng lực thực thi nhiệm vụ. Recognition ám chỉ đến việc chúng ta hoàn thành hoặc việc chúng ta đang thực hiện (what we have done, what we do)
- Appreciation - trân trọng: là bày tỏ cảm nhận về những giá trị tích cực và tốt đẹp xuất phát từ 1 con người. Appreciation ám chỉ đến việc chúng ta là ai (who we are)
Trong cuốn sách the 5 Languages of Appreciation in the Workplace, 2 tác giả Paul White và Gary Chapman cũng đã chỉ ra sự khác nhau giữa recognition và appreciation:
“ Recognition is largely about behavior - ‘Catch them doing what you want and recognize it’. Appreciation conversely focuses on performance plus the employee’s value as a person.
Recognition is about improving the performance and focuses on what is good for the company. Appreciation emphasizes what is good for the company and what is good for the person (which may sometimes mean helping them find a position that is better for them than their current role).”
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt, chúng ta có thể lấy 1 ví dụ.
1 người đồng nghiệp hàng ngày vẫn thường mang 1 cốc cà phê đến cho bạn.
Nhận lấy cốc cà phê, đơn thuần bạn nói: “Cảm ơn vì đã mang cho tôi tách cà phê” (Thank you for bringing me coffee).

Nếu hành động đó không chỉ xảy ra có 1 lần mà lặp đi lặp lại thì sao?
Nếu chỉ nói cảm ơn đơn thuần vì hành động trên, bạn đã lỡ 1 dịp để kết nối, gắn kết với người đồng nghiệp kia, và cho họ biết bạn trân trọng con người họ với những phẩm chất và tính cách ẩn sau hành động đó ở mức độ nào.

Khi nhìn sâu hơn và phát hiện những giá trị ẩn sau hành động ‘mang cà phê’ của người đồng nghiệp kia, bạn có thể nói như này:
“Cảm ơn vì đã mang cho tôi tách cà phê. Bạn luôn ‘tâm lý’ như vậy. Tôi cảm kích vì bạn nhớ là tôi rất thích uống cà phê vào lúc nửa buổi nhưng tôi chẳng muốn rời chỗ ngồi để đi lấy 1 tách cho mình.”
Tất nhiên, việc nói như vậy là điều mà bạn thực sự cảm nhận được, chứ không phải nói quá lên bản chất sự việc. Cùng 1 hành động nhưng nếu nhìn nhận sâu sắc hơn về khía cạnh giá trị con người, chúng ta có thể ghi nhận và nói cho người đó biết những giá trị tốt đẹp mà họ đang sở hữu (who they are, or what qualities they embody).
Khi bạn cho biết người đồng nghiệp kia biết bạn đang thích cái sự ‘tâm lý’ của người ấy, phải chẳng người ấy sẽ tiếp tục phát huy và nhân rộng những hành động khác thể hiện sự ‘tâm lý’ của mình đối với những người xung quanh?
Có thể lắm chứ!
Hãy nhìn nhận lại:
Appreciation = Recognize for who we are, not just for what we do.
Nơi làm việc không chỉ cần có sự ghi nhận những kết quả công việc cao hay những hành động tốt, mà còn cần cả sự trân trọng những giá trị tốt đẹp ẩn giấu bên trong mỗi con người.

Hiểu 2 sự khác biệt này, vậy chúng ta có thể ứng xử như thế nào kể cả khi một người không đạt được thành tích xuất sắc hoặc không chạm được đúng những mục tiêu hoặc tiêu chuẩn đã đề ra (chúng ta hay gọi là fail)?
Dĩ nhiên, người đó có thể chưa xứng đáng nhận được lời ghi nhận ngợi khen, bởi vì thành tích, kết quả hiện hữu của người đó là không đủ như tiêu chuẩn và kỳ vọng đã đặt ra trước đó.
NHƯNG
Chúng ta vẫn có thể bày tỏ sự trân trọng (appreciation) và thể hiện sự quan tâm tới cá nhân bằng việc dành thời gian hỏi thăm tình hình hoặc đưa ra phản hồi về những nỗ lực người đó đã thực hiện trong công việc.
Một sự trân trọng được bày tỏ sẽ làm cho người đó cảm thấy con người họ và hành động của họ vẫn có giá trị và ý nghĩa nhất định trong cả tiến trình. Sau cùng, sự trân trọng, phản hồi hay động viên chân thành sẽ giúp họ có thêm niềm tin vào bản thân, để đứng lên sau sự hụt hẫng, sau những vấp ngã và tiếp tục tiến về phía trước.

Tham khảo những định nghĩa về Recognition và Appreciation trong từ điển:
Recognition is
- “The action of recognizing or the state of being recognized” - Merriam-Webster
- “Identification of someone or something or person from previous encounters or knowledge ~ Theo Oxford dictionaries
- “The face of knowing someone or something because you have seen or heard him or her or experienced it before.” - Cambridge dictionary
Appreciation is
- “Recognition and enjoyment of the good qualities of someone or something” - Google
- “The act of recognizing someone’s worth as a person or showing that you are grateful for something that person has done.” - Cambridge dictionary
- “A feeling or expression of admiration, approval or gratitude - Merriam-Webster
- “Appreciation of something is the recognition and enjoyment of its good qualities” - Collins dictionary
Nguồn tham khảo khác:
1, The difference between recognition and appreciation
2, Why We Need Appreciation (Not Just Recognition) at Work