Vào tháng 2 năm 2001, 17 chuyên gia từ các phương pháp Extreme Programming, Scrum, DSDM, Adaptive Software Development… đã họp mặt tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Snowbird, Utah, để chia sẻ các ý tưởng về phát triển phần mềm “gọn nhẹ” (Light). Tuy nhiên, cuối cùng họ chọn cái tên Agile để nói về cách thích nghi mới trong tình hình thị trường luôn biến đổi. Họ đã đưa ra Agile Manifesto (Bản Tuyên ngôn Phát triển Phần Mềm Agile) - thường gọi là Bản tuyên ngôn Agile. Bản Tuyên ngôn nhanh chóng lan rộng, và đến 2016 đã có hơn 20,000 người ký vào bản Tuyên ngôn.
Agile Manifesto là gì?
Tuy 17 nhà lập trình đến từ những trường phái khác nhau, họ chia sẻ nhiều giá trị liên quan đến sự tất yếu của thay đổi, sự cần thích ứng với môi trường, và vai trò của cá nhân cũng như môi trường làm việc. Bốn giá trị của triết lý Agile đã được đúc kết trong Bản Tuyên ngôn Agile.
Bằng việc thực hiện 4 điều dưới đây và giúp những người khác thực hiện 4 điều này, chúng ta tạo ra giá trị:
- Con người và sự tương tác quan trọng hơn quy trình và công cụ
- Sản phẩm có giá trị quan trọng hơn tài liệu đầy đủ
- Sự cộng tác với khách hàng quan trọng hơn hợp đồng
- Thích nghi với sự thay đổi quan trọng hơn làm theo kế hoạch
Mặc dù những điều bên phải là có giá trị, nhưng chúng ta coi trọng những điều bên trái hơn.

Ý nghĩa của 4 điều quan trọng nhất trong Agile manifesto
- Con người và sự tương tác giữa họ.
Agile chú trọng vào việc phát triển con người, coi con người là trung tâm của tổ chức. Thông qua tương tác với nhau họ sẽ đem lại giá trị cho tổ chức và khách hàng. - Sản phẩm có giá trị
Đối với khách hàng thì điều quan trọng và có giá trị nhất là sản phẩm phần mềm giải quyết được vấn đề của họ. Tài liệu giúp cho họ có thể sử dụng phần mềm một cách dễ dàng và hiệu quả nhưng nếu chúng ta tạo ra một phần mềm không hữu ích thì tài liệu cũng không có ý nghĩa gì.
Đối với người làm sản phẩm, không phải mọi thứ chúng ta tạo ra đều có giá trị. Có những chức năng chúng ta tạo ra xuất phát từ việc không nghiên cứu yêu cầu khách hàng, không xuất phát từ vấn đề thực tế cần giải quyết thì chức năng đó dù có chạy tốt cũng vẫn là thứ không có giá trị.

- Sự cộng tác với khách hàng.
Sự cộng tác chặt chẽ với khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình làm phần mềm và là tác nhân quan trọng giúp cho dự án hoặc phần mềm thành công.
Cộng tác với khách hàng giúp chúng ta hiểu rõ mong muốn của họ hơn từ đó giúp tạo ra phần mềm có giá trị.
Cộng tác với khách hàng và bàn giao những gì ta làm được cho khách hàng sử dụng sớm sẽ giúp họ đưa ra những feedback để tránh được những hiểu lầm về yêu cầu sớm. - Thích nghi với sự thay đổi
Dự án phần mềm là một loại dự án vô cùng phức tạp và khó thể lập một plan chi tiết ngay từ đầu, nhất là đối với các sản phẩm mới hoặc các công ty startup. Sự linh hoạt là đặc điểm quan trọng nhất tư duy Agile. Những người tham gia vào dự án luôn luôn phải hiệu chỉnh kế hoạch của mình để thích nghi với những thay đổi và điều kiện mới.
Để hiểu hơn về 4 điều quan trọng trong Agile, mời bạn xem video này nhé