Internet hay mạng xã hội đã thay đổi tư duy và cách làm việc của gen Y (thế hệ những người sinh năm 1980-1994) và gen Z (thế hệ những người sinh năm 1995-2010).
Trước đây, ông bà, bố mẹ chúng ra luôn mong muốn có một công việc full-time, ổn định tại một tổ chức nhưng thế hệ hiện nay mong muốn một công việc linh hoạt và có cơ hội để hội nhập với thế giới. Chỉ với một chiếc laptop thôi họ có thể làm rất nhiều loại công việc, ở bất cứ đâu.
Covid đến giống như một chất xúc tác mạnh mẽ để thị trường remote hay freelance trở lên sôi động hơn bao giờ hết. Vậy thì cụ thể freelancer là gì và tại sao các tổ chức mong muốn làm việc với freelancer?
Freelancer là gì?
Freelancer là người làm việc tự do, không thuộc vào bất kỳ một tổ chức nào. Theo trang freelancing.school, thuật ngữ “freelance” có từ những năm 1800 chỉ đến người kỵ sĩ chiến đấu cho bất kỳ quốc gia hoặc cho bất kỳ người nào trả cho họ nhiều nhất. Từ “lance” có nghĩa là cây thương, một vũ khí dài mà họ dùng để hạ gục đối thủ.

Ngày nay, freelancer tự làm chủ công việc, thời gian và nơi làm việc của mình. Một freelancer có thể làm việc bất kỳ lúc nào, làm cho một hay nhiều dự án của nhiều công ty khác nhau. Chúng ta sẽ bắt gặp họ làm việc ở nhà hoặc đến các co-working space.
Freelancer làm việc ngắn hạn theo một dự án hoặc dài hạn theo nhiều dự án tuỳ vào mức độ phù hợp.
Thù lao freelancer nhận được dựa vào hợp đồng và sự thỏa thuận mà hai bên đã thống nhất. Có nhiều cách để tính thù lao của freelancer như theo giờ, theo dự án, theo số bài viết, v.v
Top 3 lý do các tổ chức muốn tuyển freelancer
Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí là một trong những lý do hàng đầu mà các công ty lựa chọn việc tuyển freelancer. Ví dụ như một số công việc có tính chất mùa vụ thì sẽ chỉ cần người ở một thời điểm nào đó. Công ty sẽ thuê người khi cần và trả thù lao đúng như những gì họ làm. Ngoài ra, tổ chức cũng không cần phải mất các chi phí phúc lợi theo luật quy định như cho người làm fulltime.
Tiếp cận với nguồn lao động chất lượng
Freelancer là những người làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực của họ. Họ có tri thức, kinh nghiệm và cũng là người bên ngoài nên nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác. Do đó, freelancer có thể đưa ra lời khuyên hoặc giải quyết những việc mà có thể team trong công ty chưa thể giải quyết.
Tiết kiệm thời gian tuyển dụng
Freelancer không gắn bó lâu dài như một người làm việc fulltime. Do đó công ty có thể sẽ đơn giản hóa quá trình tuyển dụng so với người làm việc fulltime. Ví dụ như giảm bớt số vòng ứng viên phải tham gia hoặc đơn giản hoá cách phỏng vấn ứng viên. Không nhất thiết phải phỏng vấn trực tiếp mà có thể chỉ cần giao tiếp qua email, chat hoặc nhận video giới thiệu. Thậm chí chỉ cần xem qua kết quả dự án họ đã làm để quyết định có làm cũng họ hay không mà không cần phỏng vấn.
Onboard một nhân viên freelancer cũng sẽ đơn giản hơn nhiều so với tuyển một fulltime vì freelancer có thể chỉ cần làm việc với những người chủ chốt mà không cần làm quen cả công ty. Họ cũng không nhất thiết cần phải biết đến tất cả các hệ thống, bộ máy trong tổ chức đó hoặc tìm hiểu nhiều về văn hoá công ty.
Câu chuyện tháo gỡ nút thắt trong việc sản xuất content thông qua freelancer tại Magestore
Đã từ rất lâu định hướng marketing ở Magestore luôn lấy content làm then chốt. Content chất đánh trúng tâm lý và nỗi đau của những người chủ doanh nghiệp thì họ mới cảm nhận được đây đúng là nơi sẽ giúp họ giải quyết vấn đề doanh nghiệp hoặc bản thân họ đang gặp phải và sẵn sàng trở thành khách hàng. Content cũng là nền tảng cho nhiều hoạt động khác trong digital marketing như website, SEO hay ads.

Thế nhưng những tháng đầu năm 2021, team marketing ở Magestore gặp vấn đề khi không sản xuất đủ content đáp ứng cho mục tiêu đã đặt ra. Số lượng thành viên trong team mỏng và mỗi thành viên đang phải thực hiện nhiều công việc khác nhau. Một người có thể vừa phải chạy email campaign lại vừa phải quản lý partner rồi quay ra viết content. Một quý đã trôi qua nhưng có những mục tiêu cho 2 quáy đầu năm mới chỉ đạt được dưới 30%. Ngoài ra thì tại Magestore, team sẽ trực tiếp phụ trách việc tuyển người. Tuyển được một nhân viên fulltime không phải dễ để đáp ứng nhân sự kịp thời cho mục tiêu.
Cuối cùng, team quyết định tuyển freelancer. Ban đầu team tiếp cận chính những thành viên vừa rời công ty để mời làm việc tại vị trí freelance content writer và sau đó là tìm kiếm những bạn freelancer đang có nhu cầu tìm việc.
Content được sản xuất bởi freelancers là dạng bài viết ở tầng “information” nhằm giúp khách hàng có thêm hiểu biết để lựa chọn thông minh trên hành trình mua hàng của mình. Những dạng content này không quá yêu cầu hiểu biết sâu về sản phẩm mà với kiến thức về ngành đã có thể sản xuất ra content chất lượng.
Nhờ vào việc tuyển được freelancer, team đã có thể xuất bản được đều đặn các nội dung mới ở tầng information. Bản thân team core có thời gian tập trung vào những hoạt động tạo ra lead như tạo các trang landing page mới, tối ưu chuyển đổi của các trang hiện có, tìm kiếm cơ hội partner hay chạy ads.
Kết luận
Đối với một công ty thì freelancer là một giải pháp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn nhận được chất lượng cao. Điều này không có nghĩa là freelancer thay thế hết tất cả những người làm việc fulltime. Quan trọng nhất ở đây là một tổ chức cần biết đâu là công việc mà có thể sử dụng nguồn lực bên ngoài và khi nào sẽ cần tiếp cận đến nguồn lực này.
Magestore hiện nay vẫn đang tuyển vị trí English freelance content writer dành cho những bạn có niềm đam mê viết tiếng Anh, mong muốn tìm hiểu kiến thức bán lẻ và mang tri thức của mình tới khắp châu lục.