Được chứng minh là vô cùng hiệu quả và tối ưu chi phí để một công ty nhỏ hay start-up phát triển lớn mạnh như vũ bão — Growth Hacking — một thuật ngữ không quá mới lạ tại Việt Nam và trên thế giới, có thực sự là mô hình phù hợp để doanh nghiệp của bạn áp dụng?

Hãy cùng Magestore khám phá những kiến thức căn bản nhất về Growth Hack trong bài viết dưới đây. Chắc chắn mô hình là thứ mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng nên tìm hiểu, đặc biệt là trong bối cảnh đầy khó khăn khi dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp.

A. Kiến thức nền tảng

1. Growth Hacking là gì

Growth Hacking là một phương pháp tập trung vào đẩy mạnh hoặc cũng có thể duy trì những chỉ số liên quan đến người dùng một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bản thân từ “Hack" đã cho bạn một sự mường tượng về tốc độ phát triển vũ bão, nhưng lại mang đến kết quả vô cùng tối ưu trong thời gian ngắn.

Growth Hacking thường được sử dụng nhiều nhất ở các doanh nghiệp nhỏ hay các start-ups trên nền tảng số — đều là những tổ chức không có nhiều ngân sách và cần phát triển nhanh chóng để tồn tại và mở rộng. Tuy nhiên, Growth Hacking có thể mở rộng trở thành một tư duy làm Marketing, áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào muốn phát triển hay duy trì sự tăng trưởng và lượng người dùng đang hoạt động.

Nếu phương pháp Lean Startup “hack" về quy trình phát triển sản phẩm, phương pháp Scrum “hack" về productivity (năng suất làm việc), thì phương pháp Growth Hacking là một phương pháp hack và phát triển market-share (thị phần).

2. Hoạt động của Growth Hacking

Trước hết, đây phải là một Cross-functional team, một đội nhóm với các thành viên có nhiều kỹ năng chéo.

Hoạt động chính trong team Growth này sẽ là: thử nghiệm ở cường độ cao (rapid-tempo testing).

Thử nghiệm ai? Ở đây team này sẽ thử nghiệm trên chính khách hàng, vì đây là những người đang thực sự sử dụng sản phẩm và sẽ có những phản ứng chính xác nhất.

Mục tiêu của việc thử nghiệm này là:

  • attaining customers (có thêm khách mới)
  • retaining customers (giữ chân khách hàng)
  • engaging customers (tạo sự tương tác, gắn bó)
  • motivating them to come back and buy more (khuyến khích họ dùng đi dùng lại hoặc mua thêm nhiều hơn, đây là thứ quan trọng cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến)

3. Phương pháp Marketing truyền thống

1. Acquisition: Tập trung nguồn lực vào phần tìm kiếm thêm lượng truy cập, các khách hàng tiềm năng mới bằng cách sử dụng các phương pháp Marketing phổ biến như viết content, SEO, mạng xã hội, chạy quảng cáo...

2. Activation, Retention: Sau đó, team Sản phẩm và team Kỹ thuật lại là team giữ nhiệm vụ giúp đỡ hoặc hướng dẫn khách sử dụng sản phẩm, chăm sóc khách để họ quay lại sử dụng sản phẩm thêm.

3. Revenue: Sau đó là có được nguồn thu sau khi đã chăm sóc và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Như các bạn có thể thấy, sự can thiệp của Marketing đã dừng lại ở ngay tầng phễu Acquisition đầu tiên trong mô hình Marketing truyền thống này.

4. Growth Hacking Team

Để hiểu một mô hình Growth Hacking khác gì với mô hình Marketing truyền thống, hãy cùng xem một team Growth sẽ gồm có những vị trí nào:

  • The Growth Lead—Leader của team, đưa ra chiến lược để thử nghiệm, kỹ năng tổng hợp, bao gồm: phân tích dữ liệu, product, marketing.
  • Product Manager—Như một CEO của sản phẩm, phụ trách tất cả mọi thứ liên quan đến sản phẩm.
  • Software Engineer—Thực hiện các thay đổi của sản phẩm hoặc thực hiện các tác vụ liên quan đến kỹ thuật.
  • Marketing Specialist—Tùy vào cần “hack" gì, thì cần những người có kỹ năng marketing phù hợp. Ví dụ, nếu cần hack email thì cần kỹ năng email,…
  • Data Analyst—Nhân tố quan trọng trong team, vì team liên tục nhìn vào số để thực hành thử nghiệm nên cần insights để đưa ra các cải tiến. Đóng vai trò cố vấn và đưa ra insights.
  • Product Designer—Khi cần mong muốn thay đổi sản phẩm hay website…, thì sẽ cần Product Designer để lên khung của sản phẩm. Sau đó, team có Product Manager và Software Engineer tiến hành thực hiện. Sau đó sẽ thử nghiệm, ra kết quả và cải tiến.

Như các bạn có thể thấy, để ra được một team Growth Hack cũng cần nguồn lực và nỗ lực lớn, nhưng nó rất đáng đối với các công ty đang mong muốn phát triển lớn mạnh hơn.

5. Growth Hacking Process

Các bước để tiến hành hack tăng trưởng thường bao gồm những hoạt động cơ bản sau:

  • Bước 1: Phân tích dữ liệu và thu thập thông tin quan trọng
  • Bước 2: Phát triển ý tưởng
  • Bước 3: Nghĩ ra các thí nghiệm và sắp xếp độ ưu tiên của các thí nghiệm
  • Bước 4: Tiến hành chạy thí nghiệm với cường độ cao

6. Các mô hình Growth Hack

6.1. Product-led Model

Mô hình này VP Product sẽ lead toàn bộ các team Growth Hacking. Còn VP Marketing và VP Engineering sẽ thực hiện các công việc ở bên ngoài.

Mô hình này được Pinterest, LinkedIn, Twitter, Dropbox sử dụng.

6.2. Independent-led Model

Trong mô hình này thì VP Growth sẽ phụ trách các team Growth.

Mô hình này được Facebook, Walmart, Uber … áp dụng.

Ví dụ: Facebook Lite thực chất là do một team Growth Hack tạo dựng nên.

6.3. Điểm khác nhau của 2 mô hình này:

Mô hình Product-led thì VP Product nhiều quyền thay đổi sản phẩm, nên sẽ chủ động hơn, vì Growth Hacking sẽ thực hiện nhiều thử nghiệm và sẽ phải thay đổi sản phẩm liên tục.

Mô hình Independent-led thì hơi khó ở việc phát triển sản phẩm, nhưng nếu được sự support nhiệt tình của CEO thì cũng có thể thực hiện được.

7. Aha moment

7.1. Định nghĩa:

Thế nào là khoảnh khắc Aha và tác động của nó đến việc Growth Hack?

Aha moment là khoảnh khắc mà người dùng thực sự cảm nhận được giá trị cốt lõi của sản phẩm. Họ hiểu được tại sao lại sử dụng product này và lợi ích họ nhận được từ việc sử dụng sản phẩm.

Ví dụ: Yelp (Công ty đánh giá địa điểm). Khi mới thành lập họ không làm review như bây giờ. Họ chỉ liệt kê các địa điểm, để cho mọi người, bạn bè recommend địa điểm. Sau một thời gian chạy, thì khách hàng mới bắt đầu đặt câu hỏi: Địa điểm này có đáng tin hay không?

Team sản phẩm của Yelp mới nhận ra rằng, review mới là trái tim của sản phẩm. Họ đưa nhiều location lên đó để mọi người review. Từ đó công ty thực sự phát triển rất mạnh và IPO thành công.

Aha moment là thứ chứng minh ý tưởng kinh doanh của bạn đang thực sự hữu ích cho người dùng. Nó là sự kết hợp của việc bạn hiểu chính doanh nghiệp của mình và bạn hiểu cả khách hàng của mình nữa. Nếu chưa có Aha moment thì một doanh nghiệp bắt buộc phải đi tìm đó. Nếu tìm được rồi thì mới thực hiện được Growth Hacking hiệu quả.

7.2. The must-have survey

Làm sao để chúng ta biết chúng ta thực sự có giá trị với khách hàng và là “must-have”?

Chỉ cần hỏi khách hàng một câu hỏi:

How disappointed would you be if this product no longer existed tomorrow? (Bạn sẽ thất vọng ra sao nếu sản phẩm này Không còn tồn tại vào ngày mai?)

1. Very disappointed

2. Somewhat disappointed

3. Not disappointed (it really isn’t that useful)

4. N/A - I no longer use it

Việc hỏi về việc “thất vọng” như thế nào, thay vì “bạn thích như thế nào”, vì khi hỏi thích, khách hàng thường không trả lời một cách trực tiếp và đúng vào trọng tâm.

NOTE: Có một thống kê:

  • Nếu 40% chọn A, tipping point cho một sản phẩm growth, họ rất thất vọng khi sản phẩm này không còn vào ngày mai.
  • Nếu dưới 40%, khách hàng chưa có Aha moment với sản phẩm của chúng ta

Hầu hết các công ty đều dưới 40%, nếu trên 40% thì sẽ tăng trưởng chóng mặt. Nếu dưới 40%, liên tục testing để tìm ra được Aha moment.

C. Các ví dụ về Growth Hack

1. Udemy

Hacking là: Ban đầu, họ chưa có nhiều video, họ lấy video từ một bên có sẵn là Youtube về. Kỹ thuật phải nghĩ là lấy về như thế nào, đó cũng là Hack.

2. Dropbox

Mời chuyên gia Growth Hack về, đưa ra một chương trình Referral, mời bạn thì được tặng thêm dung lượng.

3. Hotmail

Trong tất cả các chữ kỹ của email gửi đi của người dùng thì đều để chữ ký là email này được powered bởi Hotmail.

4. Twitter

Trong qua trình nghiên cứu, họ thấy rằng một account có trên 30 followers thì sẽ tương tác cao hơn và sẽ gắn bó lâu hơn với nền tảng này.

=> Khi có người dùng tạo account mới, họ sẽ gợi ý và tìm cách để cho new users này follow đủ 30 người.

5. Pinterest

Khi phân tích số liệu, họ cũng thấy khi account có follow nhiều người khác thì sẽ engage cao hơn. Và đặc biệt, nếu follow các account chất lượng, chỉn chu, đẹp, thì người dùng này sẽ thấy thích thú và gắn bó với nền tảng này hơn.

D. Các chủ đề liên quan:

Dưới đây là các từ khóa về chủ đề liên quan đến Growth Hack mà bạn có thể tìm hiểu thêm.

  • Metrics for Growth Hacking
  • Hacking Acquisition
  • Hacking Activation
  • Hacking Retention
  • Hacking Monetization

Magestore sẽ cố gắng trong thời gian ngắn tới có thêm những bài viết chuyên sâu hơn về Growth Hack để cung cấp những hiểu biết về mô hình tuyệt vời này.

Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!

Hãy đăng ký nhận tin để là người đầu tiên đọc bài viết mới nhất từ chúng tôi nhé

Posted 
May 30, 2021
 in 
Business
 category

Bài viết khác từ

Business

category

View All