Trước hết, cần hiểu rằng vì sao việc ghi nhận và trân trọng lẫn nhau tại nơi làm việc là rất quan trọng.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần xuất phát nhu cầu chính đáng của con người và thuộc loại nhu cầu bậc cao (tầng thứ 4 của tháp Maslow).

Chúng ta đều giống nhau, đều muốn được người khác trân trọng những việc mà chúng ta làm, trân trọng cho con người thật của chúng ta.
Everyone wants to feel valued, recognized & respected for the work that they do and for who they are.
Lý do này hãy gọi nó là the WHY.
Hiểu được lý do vì sao rồi, chúng ta có thể làm thế gì để bày tỏ lòng biết ơn, ghi nhận và trân trọng người khác một cách nhất quán với the WHY ở trên.
Nếu coi lý do trên là niềm tin chính yếu của chúng ta vào 1 lý tưởng tốt đẹp nào đó thì xung quanh ta vẫn còn nhiều niềm tin nhiễu hay còn gọi là những hiểu nhầm. Những hiểu nhầm này có thể sẽ cản trở chúng ta thực hiện the WHY ở trên.
Thiết nghĩ, điều chúng ta cần làm là đập tan những hiểu nhầm ở trong đầu, để từ đó tìm ra những phương thức trân trọng người khác một cách nhất quán với the WHY.
Trong series bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau đi qua từng hiểu nhầm và nhìn nhận lại một cách đúng đắn hơn về chủ đề trân trọng và ghi nhận tại nơi làm việc nhé.
Hiểu nhầm 1. Paycheck = a thank you!
Nhiều người cứ băn khoăn: “Vì sao tôi phải ghi nhận, nói lời cảm ơn tới họ khi họ chỉ đang làm đúng bổn phận công việc của họ mà thôi!”
Tưởng tượng rằng bạn làm ở 1 vị trí ngày này qua ngày khác. Lương vẫn chảy về đều đặn vào tài khoản cá nhân của bạn. Nhưng:
Trong suốt quãng thời gian làm việc đó, chẳng có ai bày tỏ sự trân trọng với bạn cho tất cả những gì bạn đã làm.
Chộm nghĩ, nếu chẳng có ai thấy việc của bạn làm là hữu ích, cũng chẳng ai cảm ơn bạn về điều đó, vậy bạn chắc hẳn thắc mắc công việc bạn đang làm có ý nghĩa ở mức độ nào đối với người xung quanh?
Ngoài việc chu cấp để trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho riêng bạn, công việc bạn làm có ý nghĩa nào hơn thế nữa không?
Thực tế là trả lương chỉ là hành động người chủ sở hữu lao động thực hiện đúng theo thỏa thuận trả tương xứng cho nỗ lực mà người lao động bỏ ra để làm nhiệm vụ trong bản mô tả công việc (Job Description).
Nói tới việc tạo động lực cho người lao động, Herzberg (1987) đã có những nghiên cứu và chỉ ra rằng, lương chỉ là yếu tố duy trì, tức là giúp tránh cho người lao động có cảm giác ‘bất mãn’ về công việc. Lương không phải là yếu tố động viên, tức là yếu tố giúp người lao động hài lòng hơn và có động lực vươn xa hơn (going above & beyond) trong công việc họ làm.
Đừng đánh đồng 2 yếu tố duy trì và động viên với nhau. Các yếu tố làm gia tăng sự hài lòng trong công việc là riêng biệt và khác biệt so với những yếu tố gây ra sự bất mãn đối với công việc.

Hãy nhìn nhận lại:
Tiền lương chưa đủ để thể hiện sự trân trọng và cảm ơn tại môi trường công sở.
Tiền lương cũng là chưa đủ để tạo nên một môi trường làm việc tích cực và có hiệu suất cao.
Đừng lấy lương ra làm yếu tố thúc đẩy động lực của người lao động hay đồng nghiệp của bạn, mà hãy khích lệ họ làm tốt hơn nhờ vào ý nghĩa và bản chất của công việc.
Và 1 trong số những cách để củng cố và nhấn mạnh những ý nghĩa, giá trị ẩn sau công việc của họ là bày tỏ sự trân trọng và ghi nhận, để họ biết rằng hành động họ làm có những giá trị nhất định đối với người khác và với cả tập thể.

Bạn có thể làm gì khi nhận thức được hiểu nhầm trên?
Sau đây là 1 vài đề xuất của cá nhân mình:
- Trân trọng những việc dù là nhỏ nhất mà mình và người khác đang làm. Hãy nhìn nhận và tìm kiếm ý nghĩa đằng sau những việc đó.
- Bày tỏ khi cảm nhận thấy hành động của ai đó đóng góp vào một cái gì đó lớn hơn, một mục đích lớn hơn (higher purpose) hoặc 1 bức tranh chung (the big picture). Hãy giúp người khác connect the dots vì không phải ai cũng nhận ra việc mình làm đang tác động tới người khác hoặc cả tập thể như thế nào.
Nguồn tham khảo:
Why a paycheck isn't a thank you
Ứng dụng của thuyết hai yếu tố của Herzberg vào công việc và cuộc sống