1. Thế nào là đọc sách tốt, đọc sách hiệu quả

Đọc sách tốt là đọc nhanh hơn - sâu hơn - xa hơn, nghĩa là cả ba tiêu chí trên cần đạt được dù chỉ một ít nhưng cân bằng và đạt được cả ba mới thực sự là hiệu quả. Nếu phát triển lệch lạc bất kỳ một tiêu chí nào, dù là phát triển đến cực đại thì đều không hợp lý.

Kiến thức thì vô biên, càng học càng thấy ta ngu mà thời gian của bản thân thì có hạn. Vậy nên một kỹ năng tiếp thu kiến thức bằng đọc sách làm sao cho hiệu quả thành ra là một kỹ năng quan trọng.

Thế nào là đọc sách tốt, đọc sách hiệu quả

2. Trở ngại khi đọc sách hay học tập kiến thức nói chung

  • Không nhớ được, không hiểu được: Hãy xem kỹ năng ở dưới sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn.
  • Không có thời gian: thực ra thì bạn luôn không có thời gian, nhưng nếu bạn không đầu tư cho việc học tập tiếp thu kiến thức mới, bạn sẽ lạc hậu nhanh chóng với các kiến thức cũ. Thực ra mỗi ngày chỉ cần 30 phút bạn đã có thể tiếp thu được rất nhiều kiến thức từ sách vở, thời gian này tương đương với việc dậy sớm hơn một chút, bỏ bớt việc chơi game - chơi facebook đi một chút.
  • Chỉ học những gì mình thích: Chỉ có ăn chơi nhảy múa mới thích, còn làm việc và học tập vốn là việc nặng nhọc nên không thể chờ thích mới làm được. Chỉ dựa vào việc mình thích thì lúc bạn mất hứng bạn sẽ từ bỏ ngay lập tức.
  • Không biết áp dụng thế nào: từ chỗ biết một kiến thức đến khi áp dụng được là một quá trình rèn luyện dài, vì vậy đừng gây áp lực cho mình bằng đòi hỏi phải áp dụng được ngay, chỉ cần bạn biết có kiến thức đó trên đời và khi đến lúc phải áp dụng thì bạn có thể mở ra tra lại.
  • Không biết khi nào áp dụng được: Cuộc sống phức tạp, công việc thì luôn biến đổi, bạn không thể biết được khi nào sẽ phải áp dụng kiến thức và kỹ năng gì, vì vậy hãy trang bị cho mình một vốn hiểu biết rộng để sẵn sàng cho mọi tình huống.
  • Sách nói không đúng ý tôi: Bạn đang định kiến, hãy thả lỏng và mở lòng sẵn sàng tiếp nhận mọi quan điểm của tất cả những người khác. Thế giới này không có đúng sai, có thể kiến thức trong sách còn chưa phù hợp nhưng cũng không ai bắt bạn phải áp dụng và thay đổi cách sống của mình, chỉ đơn giản là thả lỏng và lắng nghe một cách nhìn mới, đừng phán xét.
  • Vị trí của tôi không cần học/đọc thêm: Thực ra người ta đạt được các vị trí cao hơn là nhờ người ta học và đọc thêm rất nhiều, không phải chỉ đến khi đạt vị trí cao người ta mới làm vậy.

3. Tài liệu tham khảo

Đọc sách như một nghệ thuật

Đọc Đọc sách như một nghệ thuật của tác giả Mortimer J.Adler do Alphabooks phát hành

4. Các cấp độ đọc

Cấp sơ cấp
Đây là cấp độ đọc cơ bản mà chúng được dạy từ thuở đi học tiểu học với việc xây dựng được vốn từ vựng và khả năng đọc liền mạch. Cấp độ này được coi là thành thục nếu bạn có thể đọc mà không cần dùng đến từ điển.

Cấp kiểm soát
Cấp độ này bạn sẽ cần đọc có mục đích và câu hỏi cụ thể, sau đó sẽ đọc nhanh để có câu trả lời cho câu hỏi của mình. Cấp độ này giúp bạn tiết kiệm thời gian để có thể hiểu sâu hơn và xa hơn về tổng thể nội dung của cuốn sách mà không tốn nhiều thời gian.

Sau khi đã đọc xong cuốn sách ở cấp độ này bạn mới nên chuyển sang cấp độ đọc phân tích tốn kém thời gian hơn nếu bạn thấy sự hiểu sâu hơn là vô cùng quan trọng hoặc khi bạn quyết định thực hành những kiến thức nêu trong cuốn sách.

Cấp phân tích
Mình chưa đủ trình để hiểu nên chưa bàn.

Cấp chủ đề
Mình chưa đủ trình để hiểu nên chưa bàn.

5. Thực hành đọc kiểm soát

Để đọc kiểm soát, phương pháp SQ3R được khuyến cáo áp dụng như sau:

Thực hành đọc kiểm soát
Thực hành đọc kiểm soát

Bước 1: Survey
Lướt nhanh về lời giới thiệu, mục lục, thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của cuốn sách. Điều này cho phép bạn nắm được chủ đề tổng quát của cuốn sách và hình dung được mức độ hiểu biết của tác giả.

Bước 2: Question
Hãy đặt các câu hỏi tìm hiểu kiến thức mà bạn mong muốn cuốn sách sẽ trả lời, 5W2H cần được áp dụng triệt để. Khuyến cáo không nên ít quá mà cũng không nên nhiều câu hỏi quá. 5 câu hỏi được coi là vừa đẹp, 3 câu hỏi là phù hợp với người mới bắt đầu.

Bước 3: First reading
Đọc lướt nhanh để trả lời các câu hỏi đã đặt ra ở bước 2. Để có thể đọc nhanh bước này cần chú ý các điều sau:

  • Tập trung: trong một thời gian ngắn như 1 phiên của phương pháp pomodoro, bạn hãy tập trung cho việc đọc và không để bất cứ điều gì ảnh hưởng đến mình.
  • Time box: Đặt giới hạn thời gian như một phiên pomodoro sẽ giúp bạn tập trung hơn.
  • Nhấn vào highlight là các tiêu đề, chỗ in nghiêng, đập, hình ảnh, đồ thị, bảng biểu, sơ đồ, …
  • Không đọc thầm trong đầu hoặc thành tiếng sẽ cản trở tốc độ đọc.
  • Đừng dừng lại dù bất cứ lý do gì, đặc biệt là dừng lại để cố hiểu cố suy luận.
  • Bỏ qua các ví dụ thực ra một quyền sách có rất nhiều ví dụ minh họa hoặc đoạn phân tích rất dài cho cùng một vấn đề, chỗ này có thể bỏ qua khi mà xác định là không nên cố hiểu.
  • Sử dụng nhạc sẽ tốt cho việc tập trung và bạn có thể tìm list nhạc này trên Spotify với từ khóa Reading Music

Hãy rèn luyện thường xuyên để nâng cao khả năng của mình cũng như việc tập chạy vậy, và nếu hết timebox mà bạn chỉ trả lời được một câu hỏi cũng đã là một bước tiến bộ, đừng tự dằn vặt mình rồi bỏ cuộc.

Hiện tại tốc độ của tôi trung bình là 200 trang cho 25 phút tập trung để trả lời cho 3 câu hỏi và có những người nhờ rèn luyện họ còn đi được xa hơn và sâu hơn.

Bước 4: Recite
Hãy note lại bằng ngôn từ của bạn để trả lời các câu hỏi đã nêu ra ở bước 2. Hãy publish lên chuyên mục đọc sách của Magestore Stories để đọc sách và học kiến thức mới cùng mọi người.

Bước 5: Review
Liên tục hồi tưởng lại câu trả lời ở bước 4 của bạn. Đầu tiên đừng cố mở note, chỉ khi thấy chớm quên, bạn mới nên mở lại để xem. Chu kỳ mở lại không nên sớm hơn 1 tuần, nếu sớm hơn dưới một tuần sẽ không tốt cho trí nhớ lâu dài của bạn, điều này liên quan đến một trạng thái sinh lý của não người khi học theo cách nhắc lại.

Đọc phân tích

Đọc phân tích mang lại một mức độ hiểu sâu sắc hơn việc đọc sơ cấp, nó không chỉ giúp bạn trả lời một số câu hỏi cụ thể cho vấn đề của riêng bạn mong muốn trả lời mà còn giúp bạn tiến gần với tác giả hơn, hiểu tác giả hơn và thậm chí có thể đưa bạn đến ngang tầm với tác giả.

Để thực hiện bước này, bạn cần đọc cuốn sách chi tiết và sâu sắc hơn các phần của cuốn sách, hoặc đọc sâu trên một vài chương.

Phương pháp đọc nhanh và tập trung của bước đọc kiểm soát vẫn phải được áp dụng:

  • Tập trung: trong một thời gian ngắn như 1 phiên của phương pháp pomodoro, bạn hãy tập trung cho việc đọc và không để bất cứ điều gì ảnh hưởng đến mình.
  • Time box : Đặt giới hạn thời gian như một phiên pomodoro sẽ giúp bạn tập trung hơn.
  • Nhấn vào highlight là các tiêu đề, chỗ in nghiêng, đập, hình ảnh, đồ thị, bảng biểu, sơ đồ, …
  • Không đọc thầm trong đầu hoặc thành tiếng sẽ cản trở tốc độ đọc.
  • Đừng dừng lại dù bất cứ lý do gì, đặc biệt là dừng lại để cố hiểu cố suy luận.
  • Bỏ qua các ví dụ thực ra một quyền sách có rất nhiều ví dụ minh họa hoặc đoạn phân tích rất dài cho cùng một vấn đề, chỗ này có thể bỏ qua khi mà xác định là không nên cố hiểu.
  • Sử dụng nhạc sẽ tốt cho việc tập trung và bạn có thể tìm list nhạc này trên Spotify với từ khóa Reading Music

Đầu ra của đọc phân tích

1. Cuốn sách thuộc thể loại gì:

Thể loại không chỉ đơn giản là lịch sử, văn học, sinh học, … mà bạn phải trả lời sâu sắc hơn như lịch sử thời kỳ nào, văn học lãng mạn hay hư cấu, … Cần nhớ rằng ngay cả một tác phẩm văn học cũng chứa rất nhiều kiến thức khoa học trong đó nên câu trả lời về thể loại của quyến sách không thể hời hợt được.

Cuốn sách này là nêu ra lý thuyết hay hướng dẫn thực hành hay cả hai? Sách lý thuyết trả lời câu hỏi tại sao và cái gì! Sách thực hành trả lời câu hỏi thế nào, khi nào và ở đâu!

2. Nội dung cuốn sách là gì

Bạn cần nêu được khái quát hóa nội dung của cuốn sách nói về điều gì chỉ trong một vài câu ngắn gọn, nếu không nghĩa là bạn chưa hiểu được cuốn sách.

3. Kết cấu của cuốn sách là gì

Tóm tắt kết cấu chương mục của cuốn sách cũng trong một vài câu ngắn gọn, nếu không nghĩa là bạn chưa hiểu được cuốn sách.

4. Ý nghĩa cuốn sách là gì

Cuốn sách này dành cho ai, đối tượng nào đọc, giúp họ giải quyết được vấn đề gì, mang lại lợi ích gì?

5. Lập luận của cuốn sách là gì

Mỗi cuốn sách có một cách lập luận, phương pháp luận bao quát của tác giả, bạn cần chỉ ra điều đó sẽ giúp học được thêm kỹ năng của tác giả và thấu hiểu tác giả hơn. Nắm được điều này bạn cũng có thể tự lập luận - diễn giải các vấn đề khác ngoài phạm vi cuốn sách hoặc ít ra giúp bạn đọc các chương đoạn khác nhanh hơn.

6. Phê bình tác giả

Phê bình không có nghĩa là phê phán khi tác giả nêu vấn đề không phù hợp với quan điểm cá nhân của bạn. Điều cần thiết ở đây dù phù hợp hay không phù hợp quan điểm, việc phê bình cần dựa trên các dữ liệu và lập luận khách quan nếu bạn thấy không phù hợp.

Ngay cả khi các quan điểm của tác giả là phù hợp với tư tưởng của bạn, bạn cũng nên chỉ ra sự phù hợp đó đến mức nào, sự chênh lệch giữa bạn và tác giả đến đâu vì nếu bạn và tác giả phù hợp nhau 100% nghĩa là bạn không thu thêm được kiến thức gì mới.

Một cách phê bình khách là bạn nêu những điểm chưa khoa học, hoặc lập luận thiếu chắc chắn của tác giả trong phương pháp viết cuốn sách hoặc trong một chương đoạn nào đó chứ không phải nhắm vào kiến thức hay quan điểm của cuốn sách.

Hãy đăng ký nhận tin để là người đầu tiên đọc bài viết mới nhất từ chúng tôi nhé

Posted 
May 9, 2020
 in 
Agile & Culture
 category

Bài viết khác từ

Agile & Culture

category

View All