Trong xã hội ngày xưa, đặc biệt là các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản, Sĩ nông công thương là bốn giai cấp chính được sắp xếp theo thứ tự tôn trong trong xã hội từ trên xuống dưới.

Theo đó, Sĩ được xếp là giai cấp đầu tiên, được xã hội trọng vọng. Sĩ là từ để chỉ tầng lớp trí thức, những người có học có hiểu biết về chữ nghĩa (thầy đồ, thầy thuốc, quan lại, học trò)

Trong khi Thương là những người hoạt động buôn bán, vai trò của họ bị đặt ở hàng thấp nhất trong xã hội. Trong quan niệm, người Việt ta xưa cho rằng nghề kinh doanh, cụ thể là bán hàng hay thậm chí ngày nay, nghề có tên hiện đại là Sales chỉ được coi là buôn nước bọt, ăn chênh lệnh, không làm ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần cho xã hội. Liệu Sales có đơn giản là như thế?

Trước hết, hãy đi từ cách mà Salesman thực hiện một công cuộc bán hàng, nói một cách nôm na họ chỉ cần thuyết phục khách mua hàng. Vậy cần làm gì khi muốn thuyết phục người khác?


(a) Muốn thuyết phục người khác, bạn không nên nói cho họ nghe mà phải hỏi họ.

(b) Thuyết phục bắt nguồn từ tiếng Pháp, nó có nghĩa là “đưa ra những lời khuyên bổ ích”

Đây cũng chính là tâm thế của người những người bán hàng thành công và vĩ đại nhất trên thế giới.

Bán hàng không phải chỉ là dùng mồm mép, dùng các thủ thuật để đối phương thay đổi suy nghĩ, đó là quá trình hiểu đối phương, hiểu sản phẩm để “đưa ra những lời khuyên bổ ích”.

Vậy bằng cách gì bạn có thể lắng nghe, hiểu đối phương để thuyết phục người ta? Việc vô cùng quan trọng đối với người làm sales: trung thực, chuyên nghiệp, vì khách hàng, phải giữ được tâm thế tin yêu sản phẩm mình bán cho khách hàng, rèn luyện về cả lý trí, thể chất.

Tâm thế người bán hàng tại Magestore
Tâm thế người bán hàng tại Magestore

Tâm thế luôn phải trung thực, chuyên nghiệp

Tại sao lại là trung thực, chuyên nghiệp? “Buôn gian bán lận” đã trở thành cụm từ phổ biến cho tới tận ngày nay nhưng kỳ thực, chưa có một người bán hàng giỏi nào lại không phải là người trung thực. Xin nhớ rằng, không trung thực hay lừa lọc, mưu mẹo chỉ giúp khách mua hàng tức thời nhưng cũng chính điều đó có thể khiến khách không bao giờ quay lại nữa và thêm rất nhiều, rất nhiều khách hàng quen biết với khách hàng này, vô tinh đọc được phản hồi xấu sẽ không bao giờ mua hàng nữa.

Tại sao lại là chuyên nghiệp và vì khách hàng? Trong bất kỳ tình huống gì, việc chuyên nghiệp chính là ấn tượng khiến khách hàng tin tưởng và vì khách hàng nghĩa là cái gì từ trái tim thì sẽ đến trái tim và sau cùng, họ sẽ chính là người chi tiền để mua sản phẩm vì những lời khuyên bổ ích đó. Hay dù cho bạn có xác định mục tiêu cuối cùng là lấy được tiền từ khách hàng, xin hãy ghi nhớ con đường từ túi tiền đến trái tim gần hơn đến não bộ: bán hàng bằng cảm xúc và niềm tin.

Tâm thế tin yêu sản phẩm và dịch vụ mình bán

Tại sao phải giữ được tâm thế tin yêu sản phẩm mình bán cho khách hàng? Thực ra, điều này liên quan chặt chẽ đến trung thực. Bạn bán hàng nhưng liệu bạn có dám sử dụng sản phẩm của mình, nếu bạn không tin yêu thứ mình bán và không dám sử dụng, sao bạn có thể truyền niềm tin và cảm xúc cho người mua hàng được?

Và có lẽ bán hàng cũng là một nghề đòi hỏi rất cao về việc rèn luyện về cả lý trí, thể chất. Không phải lúc nào việc bán hàng cũng diễn ra như ý, mỗi thời điểm, mỗi khách hàng có nhu cầu khác nhau và họ sẵn sàng từ chối sau khi bạn đã dành rất nhiều công sức cho họ, việc không có doanh số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của bạn trong khi rất nhiều nghề khác có một thu nhập khá ổn định, sản phẩm bạn bán bị người ta phàn nàn,v.v Rất nhiều, rất nhiều lý do có thể khiến nghề sales trở thành một trong những nghề áp lực nhất khi bạn phải liên tục vận động, vượt qua mọi rào cản để đạt được mục tiêu. Chính điều này yêu cầu bạn phải tôi luyện một ý trí sắt đá, phải kiên trì, vượt qua mọi sự từ chối, phải rèn luyện bản thân trở nên tốt hơn để khách hàng cũng có thể được hưởng dịch vụ tốt hơn. Và đảm bảo khối lượng công việc lớn, việc rèn luyện sức khỏe dẻo dai để có thể đương đầu với mọi thử thách rất quan trọng. Người ta nói có sức khỏe là có tất cả.

Tâm thế luôn phải suy nghĩ vì khách hàng

Đó là lý do bạn nên biết lý do và kịch bản khi khách hàng từ chối mua hàng để chuẩn bị tốt và đưa ra những lời khuyên hợp lý:

  • Không có nhu cầu
  • Không có tiền
  • Không có động lực
  • Không có mong muốn
  • Không tin tưởng

Tâm thế đồng cảm nhưng không đồng tình

Sau tất cả, người bán hàng phải giữ tâm thế đồng cảm nhưng không đồng tình và hãy ghi nhớ

  • Nếu bạn tin yêu sản phẩm, hãy tin vào chất lượng thay vì giá cả
  • Tôn trọng và khen ngợi khách hàng đối với các thương vụ trước đó
  • Quan tâm hỏi han khách hàng
  • Không bao giờ có thời điểm hoàn hảo để mua hàng: không thể chờ tất cả đèn trên phố đều xanh rồi mới bước ra ngoài phố
  • Nếu sản phẩm đủ tốt, hãy để khách trải nghiệm và nghiện sản phẩm
  • Hãy trung thực tao niềm tin cho khách hàng qua success story
  • Nhiều lý do không thể mua hàng chính là tín hiệu của khách để gợi ý người bán hàng hãy giúp thuyết phục bản thân họ phải mua hàng
Ứng tuyển vị trí Business Consultant, tư vấn giải pháp IT cho nhà bán lẻ trên thị trường toàn cầu, thu nhập hấp dẫn

Hãy đăng ký nhận tin để là người đầu tiên đọc bài viết mới nhất từ chúng tôi nhé

Posted 
Feb 7, 2020
 in 
Business
 category

Bài viết khác từ

Business

category

View All